VÀNG DA SINH LÝ VÀ VÀNG DA BỆNH LÝ.

 

Vàng da sinh lý là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do hồng cầu bị vỡ, chức năng chuyển hóa bilirubin của gan chưa hoàn thiện. Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể gây biến chứng vàng da nhân não, có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng chậm phát triển ở trẻ. Do vậy, các bà mẹ nên nhận biết được một số dấu hiệu để phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý.

  1. Phân biệt vàng sinh lý và vàng da bệnh lý

1.Vàng da sinh lý

– Vàng da sinh lý có thể ở mức độ nhẹ, với trẻ đủ tháng, bình thường vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, và thường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng.

 

– Mức độ vàng da nhẹ là chỉ vàng da đơn thuần (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn) không kèm theo các triệu chứng bất thường khác ( thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…). Nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng… Tốc độ tăng Bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Ngoài ra, nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu tối hoặc màu vàng ( nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu.

 

– Nguyên nhân gây hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của Bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết Bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý Bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.

 

  1. Vàng da bệnh lý

– Trong một số trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.

Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng, mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời với vàng da, có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật… Nếu không phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin gián tiếp thấp vào não làm cho trẻ tử vong hoặc bị hại não suốt đời.

– Một số nguyên nhân gây vàng da sơ sinh bệnh lý như: bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), bệnh lý tan máu ( thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng), xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật).

 

  1. Các yếu tố nguy cơ vàng da nặng cần lưu ý:

– Gia đình di truyền có bệnh lý tán huyết
– Thiếu men G6PD
– Bất đồng nhóm máu mẹ con: Mẹ nhóm máu O, con có nhóm máu A hoặc B; Mẹ nhóm máu Rh Âm, con Rh Dương.
– Bé bị ngạt trong quá trình sanh hoặc mổ sanh.
– Đầu bé có bướu huyết thanh
– Sinh non tháng
– Anh chị của bé trước đây lúc sinh có vàng da cần điều trị
– Trẻ dị ứng với sữa mẹ

  1. Trẻ bị vàng da có thể gặp những biến chứng gì?
  • Bại nãocấp tính: trẻ bị vàng da thường kèm theo những biểu hiện như khóc nhiều, bỏ bú, không tập trung, sốt cao, ngủ li bì. Các chuyên gia cho biết bilirubin rất hại đối với tế bào của bộ não. Nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi bilirubin đi vào trong não.
  • Vàng da nhân: Khi nồng độ bilirubin trong máu quá cao, vượt quá ngưỡng cho phép khiến gan không kịp đào thải thì có nguy cơ cao sẽ thấm vào não. Tình trạng này có thể khiến não rơi vào tổn thương và không thể phục hồi.
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nên cha mẹ không nên chủ quan khi con trẻ có hiện tượng vàng da sau khi sinh.
  1. Dấu hiệu trẻ cần đi khám

Khi trẻ có một trong số các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị vàng da kịp thời.

  • Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh.
  • Vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng.
  • Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu…
  • Hiện tượng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hàng ngày các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt.
  • Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.
  1. Điều trị vàng da

6.1 Điều trị vàng da bệnh lý do tăng bilirubin gián tiếp:

  • Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch)
  • Truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp
  • Chiếu đèn là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu của phương pháp này là sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da giúp chuyển hóa bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, được đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
  • Khi chiếu đèn, trẻ sẽ được cởi bỏ quần áo, ở trần, che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở thường xuyên để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
  • Chiếu đèn điều trị vàng da được chỉ định sau 24 giờ tuổi để điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. Cũng có thể chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như: trẻ non tháng, có bướu huyết thanh, trẻ có tán huyết
  • Thay máu là biện pháp được sử dụng khi trẻ vàng da ở mức độ nặng thất bại điều trị với liệu pháp chiếu đèn hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm.
  • Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể sử dụng một hay nhiều phương pháp cùng lúc.

Lưu ý: phơi trẻ dưới nắng vào buổi sáng không giúp điều trị vàng da bệnh lý vì cường độ ánh sáng của nắng sớm quá yếu và trẻ cũng không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.

6.2. Điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý do tăng bilirubin trực tiếp:

Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý mà có các phương pháp điều trị đặc hiệu khác nhau

  • Kháng sinh: vàng da do nhiễm khuẩn.
  • Phẫu thuật nếu trẻ bị bệnh lý teo đường mật hoặc giãn đường mật bẩm sinh.

 

  1. Phòng ngừa bệnh lý vàng da
  • Chăm sóc sức khỏe tốt khi mang thai, khám thai đầy đủ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý trong thai kỳ. Nhờ đó tránh được sinh non, sinh nhẹ cân, quá cân, nhiễm trùng từ mẹ sang con.
  • Khi sinh cần đến cơ sở y tế để được nhân viên y tế theo dõi và đỡ sinh.
  • Cho trẻ bú sữa non ngay sau sinh, bú đủ (sữa mẹ hoặc sữa công thức nếu mẹ mắc phải các tình trạng bệnh lý không thể cho con bú) và giữ ấm trẻ giúp trẻ không bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm ngay sau sinh.
  • Phòng trẻ phải có đủ ánh sáng để có thể dễ dàng theo dõi màu sắc da của trẻ. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời vàng da bệnh lý

 

  1. Vàng da và tiêm chủng
  • Không chống chỉ định và không tạm hoãn tiêm chủng đới với các trường hợp vàng da sinh lý có nồng độ bilirubin huyết thanh ≤ 7mg/dL. Trong trường hợp không thực hiện xét nghiệm thì dựa vào phân vùng vàng da Kramer.
  • Tạm hoãn tiêm chủng với trường hợp vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý có nồng độ bilirubin máu > 7mg/dL.

Đến với trung tâm tiêm chủng SOSO trẻ sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, dày dặn kinh nghiệm khám sàng lọc và tư vấn vắc xin phù hợp cho trẻ.

Chọn ngay Trung tâm Tiêm chủng SOSO để cả gia đình bạn an tâm hơn mỗi ngày

Gọi ngay Hotline: 0971.801.383 (Zalo 24/7) để nhận thêm tư vấn hữu ích.

Địa chỉ trung tâm: SB 23- 289, Vinhomes Ocean Park, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo