KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VIÊM GAN A

Viêm gan A là bệnh gan gây ra do virus, có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển và các vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành rải rác, tập trung ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là nơi có điều kiện vệ sinh kém. Hơn 90% người trưởng thành nhiễm virus viêm gan A ít nhất một lần trong đời, hầu hết không có triệu chứng bệnh viêm gan A. Vì thế hầu hết những người trưởng thành đã có kháng thể tự nhiên bảo vệ chống lại bệnh viêm gan A suốt đời.

  1. Định nghĩa

Bệnh viêm gan A (hay còn gọi là viêm gan siêu vi A) là tình trạng viêm gan lây nhiễm cao, do một loại virus viêm gan A (HAV) gây ra. Virus này là một trong nhiều loại virus có khả năng gây viêm và ảnh hưởng đến chức năng gan.

  1. Tác nhân gây bệnh

Bệnh viêm gan A gây ra bởi virus viêm gan A. Virus viêm gan A thường được tìm thấy trong phân của những người bị nhiễm bệnh, ngoài ra còn hiện diện trong các chất tiết khác như nước bọt, nước tiểu. Bất kỳ hành động nào làm lây lan các chất tiết chứa virus từ người này sang người khác đều làm cho đối phương bị nhiễm virus và có thể gây nên bệnh viêm gan A. Bệnh không lây truyền qua máu vì có rất ít virus trong máu.

Những đường lây lan chính của virus viêm gan A bao gồm:

  • Ăn thức ăn chế biến bởi người bị viêm gan A không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh
  • Uống nước ở nguồn nước ô nhiễm
  • Ăn sò, ốc sinh sống ở nguồn nước ô nhiễm
  • Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh viêm gan A
  • Quan hệ tình dục với người đang mang virus.

Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

  1. Triệu chứng

Một số người không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khi mắc bệnh. Nếu có triệu chứng, thường khoảng sau 2 đến 6 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ có các biểu hiện:

  • Mệt mỏi: Đây là biểu hiện xuất hiện đầu tiên khi bị bệnh viêm gan A, khi đó gan hoạt động kém hơn, các chất độc có hại được giữ lại trong cơ thể làm cho toàn thân có cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người.
  • Rối loạn tiêu hóa: Gan cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn nên khi nhiễm virus viêm gan A thì vai trò này giảm đi, khi đó sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh đường tiêu hóa như: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng nhẹ ở vùng bên phải xương sườn, tiêu chảy, táo bón….
  • Sốt nhẹ: Khi cơ thể bị viêm ở bất kỳ bộ phận nào thì lượng bạch cầu được điều động tăng cao để chống lại các tác nhân xâm nhập, nếu sốt thường xuyên, theo giờ giấc cố định thì nên kiểm tra xem mình có đang bị viêm gan A  không.
  • Biểu hiện ngoài da: Chất độc giữ lại trong gan sẽ phát ra ngoài thông qua các biểu hiện ngứa da, mụn nhọt. Một dấu hiệu khác là lượng albumin tăng cao trong gan sẽ làm cho da có màu vàng nhạt hoặc đậm tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Nước tiểu có màu vàng: Lượng albumin cũng được đào thải qua thận, nên khi quan sát thấy nước tiểu thường xuyên có màu vàng đậm thì nên cân nhắc kiểm tra ngay bệnh viêm gan để hỗ trợ cải thiện bệnh sớm. Đây là một dấu hiệu chung xuất hiện ở hầu hết các bệnh viêm gan B, C, viêm gan do rượu…
  • Đau cơ, khớp: Triệu chứng này thường ít gặp, có khoảng 10% người mắc phải viêm gan A có thể gặp phải triệu chứng này.

  1. Nguy cơ mắc viêm gan A

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm gan A. Tuy nhiên một số người có nhiều rủi ro hơn, như những ng:

  • Môi trường sinh sống kém vệ sinh
  • Thiếu nguồn nước sạch
  • Sử dụng thuốc kích thích
  • Sống chung hoặc có quan hệ tình dục với người mắc bệnh, bao gồm cả quan hệ tình dục đồng giới nam.
  • Trực tiếp chăm sóc cho người bị bệnh viêm gan A.
  • Đi du lịch hoặc làm việc tại những vùng miền có tỉ lệ viêm gan A cao.
  1. Chẩn đoán và điều trị

Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm gan A thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các tác nhân gây viêm gan khác. Để có thể chẩn đoán một cách chuẩn xác, người bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể đặc hiệu của HAV trong máu. Khi nhiễm virus viêm gan siêu vi A, cơ thể người bệnh sẽ tạo ra kháng thể IgG (Anti HAV-IgG) và kháng thể IgM (Anti HAV-IgM) để chống lại virus này. Việc xét nghiệm kiểm tra các kháng thể sẽ giúp bác sĩ xác định người bệnh có mắc bệnh viêm gan A hay không.

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan A. Thay vào đó, việc điều trị chủ yếu tập trung làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

 

Khi mắc bệnh viêm gan A, bệnh nhân cần:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể: Để đảm bảo sức khỏe, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh viêm gan A nên chọn các loại thực phẩm giàu protein, lượng calo cao, cũng có thể uống nước ép trái cây hoặc sữa thay cho nước lọc.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ: Người bệnh viêm gan A có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu… Để đảm bảo nạp đủ calo cho cơ thể, giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn người bệnh nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì các bữa lớn sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm cảm giác khó chịu.
  • Tránh uống rượu: Trong thời gian hỗ trợ cải thiện bệnh viêm gan A, người bệnh cần tránh các chất kích thích như cồn, thuốc lá vì khi uống rượu bia, chất kích này có thể làm bệnh nặng hơn và lâu khỏi.
  • Nghỉ ngơi: Người bệnh viêm gan A cần tránh làm việc mất sức, tốt nhất nên tập trung nghỉ ngơi, ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày cho đến khi cảm thấy thấy cơ thể tốt hơn.
  1. Dự phòng bệnh viêm gan A

Cách phòng bệnh viêm gan A:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Luôn luôn rửa tay thật kỹ với xà bông và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước.
  • Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh.
  • Nấu chín thức ăn, không ăn sống động vật hoặc nấu chưa chín. Virus viêm gan A bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
  • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.

Ngoài ra bạn cần tiêm vaccine phòng viêm gan A nếu:

  • Đi du lịch hoặc làm việc tại một quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao như các nước ở châu Phi, ở vùng Trung và Nam Mỹ
  • Sống tại một khu vực có mức viêm gan A cao
  • Đang mắc bệnh gan cả đời.
  • Mắc bệnh liên quan đến các rối loạn đông cầm máu
  • Có quan hệ tình dục đồng tính nam
  • Chủng ngừa Immunoglobulin nếu là người chăm sóc trực tiếp hoặc tiếp xúc với người viêm gan A mà chưa tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan A.

Hiện nay, trung tâm tiêm chủng Soso đang có sẵn 2 loại vaccin phòng bệnh viêm gan A:

  • Vaccine Avaxim (Pháp)
  • Vaccine Havax (Việt Nam)

Chọn ngay Trung tâm Tiêm chủng SOSO để cả gia đình bạn an tâm hơn mỗi ngày

Gọi ngay Hotline: 0971.801.383 (Zalo 24/7) để nhận thêm tư vấn hữu ích.

Địa chỉ trung tâm: SB 23- 289, Vinhomes Ocean Park, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo