KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BỆNH CÚM MÙA
- Bệnh cúm mùa là gì?
Là bệnh nhiễm khuẩn ho hấp cấp tính gây ra bởi virus cúm Influenza, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, lây lan nhanh và có khả năng tạo thành dịch cao. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, có thể.dẫn đến tử vong.
Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em nhiễm cúm mỗi năm. Có từ 290.000 đến 650 000 ca tử vong hàng năm liên quan đến cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1 – 1,8 triệu người mắc cúm. Bệnh cúm có thể bùng phát vào bất kỳ mùa nào nhưng hay gặp nhất vào mùa đông xuân.
- Mầm bệnh
Có 4 loại virus cúm theo mùa là loại A, B, C và D. Chỉ có virus cúm A, B và C là gây bệnh cho người.
- Virus cúm A là loại nguy hiểm nhất có thể gây ra đại dịch với nhiều chủng gây bệnh như A(H5N1), A(H3N2), A(H1N1),…
- Virus cúm B đang lưu hành hiện nay thuộc dòng Yamagata hoặc Victoria.
- Virus cúm C ít được phát hiện hơn thường gây ra các bệnh nhiễm trùng nhẹ.
- Đường lây truyền
- Lây qua dịch tiết đường hô hấp: Khi hắt xì và ho, virus có thể phát tán rộng trong không khí với phạm vi 2m. Do đó, người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần, trò chuyện trực tiếp với người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Lây qua bề mặt tiếp xúc: các dịch tiết hô hấp của người bệnh bám lên các đồ vật. Nếu chạm phải đồ vật đó và vô tình đưa tay trực tiếp lên mũi, miệng thì nguy cơ cao virus sẽ xâm nhập và tấn công cơ thể.
- Đối tượng dễ bị mắc cúm
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, dễ gặp nhất ở những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu như:
- Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ nhiễm cúm rất cao. Trẻ sinh non (dưới 32 tuần tuổi) có khả năng mắc cúm cao hơn và diễn biến nặng nề hơn.
- Trẻ em
- Người lớn >65 tuổi: Người có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, tim phổi, suy thận hoặc suy gan, suy giảm miễn dịch,…
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Triệu chứng của cúm:
Trong thời gian ủ bệnh (khoảng 2 ngày), người bệnh thường có biểu hiện ban đầu như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi. Về sau, xuất hiện ngạt mũi, ho, chảy nước mũi. Ở trẻ nhỏ, triệu chứng đau tai, đau họng, sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa có thể xảy ra.
Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác gần như biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi có thể còn kéo dài. Các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần.
- Biến chứng bệnh cúm
Bệnh cúm nếu không điều trị kịp thời có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu… nguy hiểm nhất là hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não) rất trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao.
- Chẩn đoán xét nghiệm cúm
Để chẩn đoán xác định người bệnh nhiễm cúm cần dựa vào các các xét nghiệm như nuôi cấy virus, PCR, RT-PCR hay huyết thanh chẩn đoán.
- Điều trị bệnh cúm
Mục tiêu chính của điều trị cúm là giảm nhẹ và loại bỏ triệu chứng. Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với những trường hợp nặng bệnh nhân phải nhập viện để được điều trị và chăm sóc đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát.
- Phòng ngừa bệnh cúm
- Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm hữu hiệu nhất hiện nay là tiêm vắc xin thường sử dụng cho trẻ trên 6 tháng và người lớn. Ngoài ra nên vệ sinh cá nhân, mũi họng sạch sẽ; che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch với xà phòng; chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh; hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm; không nên tự ý mua và sử dụng thuốc đến cơ sở y tế khi có các triệu chứng như chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi.
- Ở người khỏe mạnh vắc xin phòng cúm có thể bảo vệ đến 89%. tiêm phòng vắc xin cúm có thể giảm tới 50% nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong do các bệnh lý liên quan tới tim mạch.
- Hịệu lực bảo vệ của vắc xin cúm chỉ kéo dài khoảng 1 năm và virus cúm có tính đột biến do đó cần được tiêm vắc xin cúm nhắc lại hằng năm.
Hiện nay, trung tâm tiêm chủng SOSO có đầy đủ vắc xin phòng cúm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn như vacxin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp) và Influvac Tetra (Hà Lan) phòng được 4 chủng cúm nguy hiểm nhất hiện nay là 2 chủng cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).