TIÊM PHÒNG UỐN VÁN CHO BÀ BẦU

 

  1. Uốn ván là bệnh gì?

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra.  Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90%. Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Hình ảnh trực khuẩn uốn ván

  1. Sự cần thiết của việc tiêm phòng uốn ván đối với bà bầu?

Đối tượng nguy cơ dễ mắc phải uốn ván là những người có vết thương hở ngoài da, đặc biệt là phụ nữ đang trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ sơ sinh qua vết cắt rốn…Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong thai kỳ sẽ giúp bảo vệ chính bản thân người mẹ và cả trẻ sơ sinh, nhất là nếu chưa tạo được miễn dịch trước đó.

Trước khi mang thai, mẹ bầu đã cần tiêm phòng nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B… Với vắc xin uốn ván, mẹ bầu cần tiêm phòng vào thời điểm thích hợp trong thai kỳ được chỉ định. Nhiều mẹ bầu không hiểu rõ vấn đề này nên còn e ngại việc tiêm phòng khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Theo các bác sỹ, tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu thực chất là giúp mẹ tự tạo kháng thể trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Hơn nữa, việc tiêm phòng này cũng hỗ trợ sang cơ thể trẻ, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh.

Trong uốn ván rốn trẻ sơ sinh, trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể của trẻ ở rốn qua vết cắt bằng dụng cụ có mang nha bào uốn ván như dao, kéo hoặc do bông băng không được tiệt trùng tốt. Thực tế đã ghi nhận có trường hợp cắt rốn bằng kéo không tiệt trùng kỹ hoặc chỉ ngâm nước nóng khoảng 5 – 10 phút; cắt rốn bằng que nứa, liềm cắt cỏ hoặc dao bổ cau trầu… Mặc dù trực khuẩn uốn ván đã được phát hiện từ lâu nhưng bệnh uốn ván vẫn còn lưu hành là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở nước ta bệnh uốn ván rốn vẫn còn gặp ở vùng nông thôn, miền núi do điều kiện tiệt trùng kém khi hỗ trợ sinh sản, thậm chí xử trí can thiệp không bảo đảm yêu cầu vệ sinh ở những trẻ bị đẻ rơi.

  1. Lịch tiêm phòng

Về thời gian tiêm phòng, Bộ y tế đã ban hành Thông tư 38/2017/TT-BYT để hướng dẫn thực hiện như sau:

Với người chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm

Tiêm vắc xin theo lộ trình

Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.

Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào kỳ thai sau.

Lần 4: Tiêm sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.

Lần 5: Tiêm sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.

Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản

Tiêm vắc xin theo lộ trình:

Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.

Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm.

Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại

Tiêm vắc xin theo lộ trình:

Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 năm.

Riêng với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin, sẽ tiêm 2 mũi vào các thời gian sau:

Mũi tiêm 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên.

Mũi tiêm 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Hiện nay trung tâm tiêm chủng SOSO có sẵn vắc xin phòng bệnh uốn ván: VAT (Việt Nam)

Chọn ngay Trung tâm Tiêm chủng SOSO để cả gia đình bạn yên tâm hơn mỗi ngày.

Địa chỉ trung tâm:

Cơ sở 1: SB 23- 289, Vinhomes Ocean Park, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Hotline: 0971.801.383

Cơ sở 2: G10101- Toà G1 Vinhomes Green Bay Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0974.772.585

Nguồn: sưu tầm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo